Dù ở độ tuổi nào, con đều cần sự quan tâm đúng cách của cả cha lẫn mẹ. Đôi khi chúng ta quá chú trọng đến vai trò của người mẹ mà quên mất rằng, cha cũng đóng vai trò to lớn trong việc hình thành cá tính và sự phát triển toàn diện của con.
Cùng trường Xanh Bác Ái tìm hiểu 5 lý do vì sao cha nên tham gia nhiều hơn các hoạt động của con nhé!
1. Tiếp xúc với con nhiều hơn
Người cha có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể trạng của con. Vì khi con còn nhỏ, nếu cha thường xuyên chơi đùa, tham gia các hoạt động cùng con, tạo cho con sự hưng phấn tham gia các hoạt động thể chất, như thế sẽ thúc đẩy sự phát triển hình thể của trẻ.
Khi trẻ bước vào độ tuổi đến trường, cha thường xuyên đưa con tham gia các hoạt động ngoài trời như bơi lội, đá bóng… sẽ càng có tác dụng tốt đối với sự phát triển thể trạng của trẻ.
2. Tình yêu của cha là nguồn động lực quan trọng hình thành nên cá tính của trẻ
Những đặc tính của nam nhi như độc lập, khoa dung, kiên cường, quả cả, tự tin… qua quá trình tiếp xúc lâu dài, đều có ảnh hưởng ngầm to lớn tới trẻ, khiến trẻ cũng dần có những phẩm chất đó. Những cá tính đó lại được thể hiện trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau, trong đó, tham gia các hoạt động cùng con là cơ hội thể hiện tốt nhất.
3. Giao tiếp với cha thường xuyên sẽ giúp trẻ có khả năng xã giao tốt
Bởi vì sự rộng rãi của cha sẽ khiến trẻ khoan dung trong đối nhân xử thế; sự tự tin của cha khiến trẻ đầy ắp nhiệt huyết, dễ chấp nhận mọi thứ hơn.
4. Tiếp xúc với cha thường xuyên sẽ thúc đẩy trí lực của trẻ phát triển
Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Cha con tiếp xúc với nhau nhiều, sẽ giúp con nâng cao kỹ năng nhận thức động cơ thành công và niềm tin về năng lực và thao tác của bản thân. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với cha sẽ học được rất nhiều các kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tưởng tượng và ý thức sáng tạo từ cha, điều đó rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.
5. Cha thường xuyên tham gia các hoạt động cùng con sẽ giúp con hình thành và hoàn thiện các cá tính đặc sắc
Gia đình là môi trường đầu tiên nơi trẻ hình thành nên các quan niệm, ý thức, hành vi của bản thân; cha mẹ là những người đầu tiên trẻ bắt chước, từ đó hình thành nên các ý thức riêng biệt. Nếu vai trò của “người cha” mờ nhạt, trẻ cũng sẽ khiếm khuyết và thiếu cá tính, thiếu tính độc lập và tự chủ, tính mục tiêu lâu dài; khả năng thích ứng với hoàn cảnh thấp, con trai hay con gái đều có tính yếu mềm, con trai khó có tính độc lập của đàn ông, con gái có cảm giác sợ hãi người khác giới.
Nguồn: trích từ sách “Cha tốt hơn thầy tốt” của tác giả Đông Tử